Trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thành phần dinh dưỡng đóng vai trò then chốt quyết định năng suất, sức khoẻ và chất lượng sản phẩm đầu ra. Việc cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng thiết yếu không chỉ giúp vật nuôi phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh mà còn giảm bệnh tật và tối ưu chi phí chăn nuôi. Vậy, đâu là những thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất mà mọi hộ chăn nuôi cần quan tâm? Hãy cùng Moscow Feed tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!
Bạn có muốn xem thêm?
Tầm Quan Trọng Của Khoáng Chất Trong Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm
Khoáng chất đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể vật nuôi, tham gia vào các quá trình hình thành các mô như xương, răng, máu và cơ. Một số khoáng chất góp phần vào việc tạo kênh Ion (Na+, K+,...) trong khi một số khác đóng vai trò kích hoạt enzyme, hỗ trợ hệ thống đệm trong cơ thể và duy trì được cân bằng sinh lý của vật.
Dựa trên nhu cầu và mức độ có mặt trong cơ thể, khoáng chất được chia thành nhóm chính:
- Khoáng đa lượng: Chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn, thường được đo bằng phần trăm %.
- Khoáng vi lương: Được tính theo đơn vị Mg/kg hoặc ppm/kg trong thức ăn
Chức Năng Của Các Khoáng Đa Lượng
Canxi (Ca) và Phốt Pho (P)
- Canxi thường chiếm từ 1,3 - 1,8% trọng lượng cơ thể, còn phốt pho dao động từ 0,8 - 1%.
- Ca và P là thành phần cấu tạo nên xương của vật, đồng thời Ca còn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành vỏ trứng ở gia cầm sinh sản.
- Can xi tham gia vào quá trình đông máu, kích hoạt được enzyme tiêu hoá lipit và protein, duy trì hệ thống dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ hấp thụ Vitamin B12.
- Phốt Pho là thành phần của phospholipit, protein và axit nucleic, tham gia vào chuỗi phản ứng tạo năng lượng và đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp ATP (Nguồn cung cấp năng lượng sinh học cho sinh vật).
- Dư thừa Canxi trong khẩu phần có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ P, Mg, Zn,...
Ví dụ, ở gà, tỷ lệ Ca/P phù hợp là 2:1, nưhng trong giai đoạn đẻ trứng, tỷ lệ này cần thay đổi thành 12:1 để đảm bảo vỏ trứng chắc khoẻ. Bổ sung quá nhiều CaCO3 (Đá vôi) hoặc Ca3(PO4)2 có thể làm giảm khả năng tiêu hoá và giảm ngon miệng của vật. Nếu nguồn Canxi chứa nhiều Magie thì không nền sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Quý khách hàng có thể liên hệ với Moscow Feed để được tư vấn sản phẩm theo từng chu kỳ để đảm bảo vật được phát triển tốt nhất nhé!
Natri (Na+), Kali (K+), Clo (Cl-)
- Đây là các chất điện giải thiết yếu giúp duy trì cân bằng dịch thể.
- Khi gia cầm bị tiêu chảy do bệnh lý, mất cân bằng điện giải có thể gây rối loạn chuyển hoá và dẫn đến tử vong.
Ảnh hưởng của Natri Clorua (NaCl) đối với gia cầm
- Khẩu phẩn chứa hàm lượng muối cao có thể gây ra ngộ độc với vật. Chỉ cần 14 - 18g muối ăn có thể làm động vật chết như gà trong vòng 8 - 12 giờ. Theo nghiên cứu, muối hoà tan trong nước nguy hiểm hơn muối trộn trong thức ăn. Nếu nước uống chứa 0,9% muối, gà có thể bị ngộ độc, còn nếu nồng độ đạt 2%, toàn bộ đàn gà có thể chết trong vòng 3 ngày.
-Khi gà ăn khẩu phần có hàm lượng NaCl > 0,8%, có thể xuất hiện hiện tượng phân ướt, tiêu chảy. Nếu mức NaCl đạt 3%, gà bị tiêu chảy nặng sau 3h, phân chuyển từ xanh sang vàng. Khi hàm lượng muối tăng lên 4 - 6% , gà sẽ giảm tiêu thụ thức ăn, uống nước nhiều, giảm sản lượng trứgn và có thể tử vong.
- Hàm lượng NaCl phù hợp trong khẩu phần của gà thường nằm trong khoảng 0,3 - 0,5%.
Khoáng Vi Lượng Và Tác Dụng Đối Với Gia Cầm

Nhóm khoáng vi lượng gồm Cu, Fe, Lodine, Mn, Zn và Selenium đóng vai trò quan trọng sinh trưởng và phát triển.
- Sắt (Fe) tham gia vào cấu trúc hemoglobin và enzyme cytochrome.
- Kẽm (Zn) cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và hỗ trợ cho hoạt động enzyme.
- Đông (Cu), Mangan (Mn), Selenium (Se) là thành phần quan trọng trong các enzyme, hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Thông thường, khẩu phần thức ăn đã được cân đối đủ khoáng chất. Tuy nhiên, có một vài trường hợp tại một số khu vực canh tác, đất có thể thiếu vi khoáng, thiếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật. Vì vậy, việc bổ sung khoáng vi lượng là cần thiết để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.
Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý đến sự tương tác giữa các khoáng chất. Một số chất khoáng có thể tạo ra hợp chất khó hấp thu, ảnh hưởng đến sinh khả dụng, chẳng hạn như:
1. Đồng (Cu) với Molypden (Mo).
2. Selenium (Se) với Thuỷ ngân (Hg)
3. Canxi (Ca) với Kẽm (Zn), Mangan (Mn)
Ảnh hưởng của thiếu khoáng chất trong khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm
Như đã nói ở đầu, khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của gia cầm. Nếu khẩu phần ăn không cung cấp đủ lượng khoáng cần thiết, vật nuôi có thể gặp phải nhiều đề về sức khoẻ, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Dưới đây là những ảnh hưởng từ Moscow Feed đúc kết ra khi gia cầm bị thiếu hụt các khoáng chất quan trọng.
Thiếu Canxi (Ca) và Phốt Pho (P)
Canxi, Phốt Pho và Vitamin D3 là ba yếu tố quan trọng giúp gia cầm phát triển hệ thống xương chắc khoẻ. Nếu thiếu một trong ba chất này, quá trình tổng hợp xương bị gián đoạn, dẫn đến hiện tượng còi xương, chậm lớn và ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, việc bổ sung quá mức hai khoáng chất này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vi khoáng khác. Ngoài ra, phốt pho có nguồn gốc thức vật (Phytin) không phù hợp trong khẩu phần ăn của gia cầm do:
- Gia cầm không thể hấp thụ phốt pho ở dạng này.
- Phytin có thể kết hợp với Ca, Zn, Fe, Mn tạo thành hợp chất khó tiêu hoá.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu đẻ trứng, nhu cầu canxi tăng đột biến, do đó cần giám sát khẩu phần chặt chẽ và có phương án bổ sung hợp lý. Hiện nay, một số trang trại thường bổ sung đá vôi vào khẩu phần để hỗ trợ gà trong giai đoạn này.
Thiếu Magie (Mg)
Magie là khoáng chất giúp ổn định hệ thần kinh. Khi khẩu phần ăn thiếu hụt Mg, gia cầm dễ bị kích động, căng thẳng và rối loạn hành vi. Nếu tình trạng thiếu hụt kéo dài, gà sẽ chậm phát triển, sản lượng trứng giảm mạnh và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ở gà giống, thiếu Mg còn làm giảm tỷ lệ ấp nở. Mặc dù hầu hết thức ăn tự nhiên có thể cung cấp đủ magie, nhưng vẫn cần theo dõi để đảm bảo khẩu phần luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
Thiếu Mangan (Mn)
Mangan có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ xương của gia cầm. Nếu thiếu Mn, gà có thể mắc bệnh Perosis , các triệu chứng như:
- Khớp chân sưng tấy, gân bị trật.
- Xương chân và ống chân cong bất thường.
- Xương cánh và xương chân ngắn hơn bình thường.
Thiếu I-ốt (Iodine)
I-ốt đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Nếu gia cầm không được bổ sung đủ i-ốt, có thể dẫn đến:
- Viêm tuyến giáp.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.
- Giảm tỷ lệ ấp nở.
Thiếu Đồng (Cu)
Đồng là khoáng chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe hệ tuần hoàn. Khi thiếu Cu, gia cầm có thể gặp các vấn đề như:
- Thiếu máu, giảm lượng hemoglobin và số lượng hồng cầu.
- Xương biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
- Tim to hơn bình thường, gây nguy cơ rối loạn tim mạch.
Thiếu Sắt (Fe)
Sắt là thành phần quan trọng trong hemoglobin và giúp vận chuyển oxy trong máu. Nếu gà hoặc gà tây bị thiếu sắt, có thể gặp các triệu chứng sau:
- Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu.
- Chậm phát triển, lông xơ xác, sắc tố da nhợt nhạt.
Thiếu Kẽm (Zn)
Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển lông, xương và hệ miễn dịch của gia cầm. Khi bị thiếu Zn, gà có thể gặp các vấn đề:
- Lông mọc kém, xơ xác.
- Xương ức và xương chân biến dạng.
Thiếu Selenium (Se)
Selenium có mối liên hệ mật thiết với Vitamin E, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Nếu khẩu phần thiếu Se, có thể gây ra:
Các bệnh về mào và tích ở gà tây.
Ảnh hưởng đến chức năng tuyến tụy.
Tuy nhiên, việc bổ sung selenium cần được kiểm soát chặt chẽ, vì hàm lượng quá cao có thể gây ngộ độc. Tại Mỹ và Canada, đã có quy định nghiêm ngặt về mức độ tối đa của selenium trong thức ăn chăn nuôi.
Những thông tin trên Moscow Feed đã tổng hợp lại cho quý khách hàng những kiến thức cần thiết trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Hãy liên hệ ngay Moscow Feed để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn để đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất nhé!
Moscow Feed – Vươn tầm quốc tế, đồng hành cùng bạn!
Thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong ngành chăn nuôi gia súc gia cầm