Bỏ qua để đến Nội dung

Ngành chăn nuôi năm 2025: "Cơ hội và biến động" của ngành trong kỷ nguyên mới

Theo "Tạp chí chăn nuôi" - Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử, đặt ra những yêu cầu cấp bách về đổi mới mạnh mẽ về công nghệ, nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức nhằm thực hiện hoá khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới!



Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provide both a filter and a template to use.

Xu hướng thị trường, công nghệ và chính sách sẽ tác động như thế nào? Cùng Moscow Feed tìm hiểu ngay nhé!

Tổng quan về ngành chăn nuôi trong năm 2025

Bối cảnh ngành chăn nuôi trước khi bước vào năm 2025

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi cả nước đạt hơn 533 triệu USD, tăng 6,5% so với năm 2023. Trong đó, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt hơn 21 triệu tấn, tăng 3,4%. Qua đó, chúng ta có thể thấy ngành chăn nuôi trong năm 2024 tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí trong sự đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế của đất nước, tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, địa phương, người chăn nuôi và đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


Moscow Feed - Vươn tầm quốc tế, đồng hành cùng bạn!


"Có thể coi đây là thời điểm vàng để chuyển đổi ngành chăn nuôi theo định hướng phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và khuyến cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) về chuyển đổi ngành chăn nuôi thế giới theo hướng năng suất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn”, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đánh giá

Moscow feed


Cơ hội mở ra từ sự thay đổi của thị trường, công nghệ và chính sách


Năm 2025 đánh dấu nhiều sự thay đổi quan trọng trong thị trường chăn nuôi, cùng với công nghệ và chính sách sẽ mang đơn cơ hội lớn cho ngành. Xu hưỡng tiêu dùng đang chuyển dịch mạnh mẽ sang thực phẩm sạch, bền vững và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, mở ra tiềm năng cho các doanh nghiệp áp dụng mô hình chăn nuôi hữu cơ và tiêu chuẩn an toàn quốc tế. Bên cạnh đó, áp dụng các công nghệ hiện đại như AI, IoT và Blockchain giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất đồng thời giảm chi phí và nâng cao năng suất, tạo ra được lợi thế cạnh tranh lành mạnh, bền vững. Đồng thời, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt các ưu đãi về tín dụng, thuế và tiêu chuẩn xuất khẩu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đối với Moscow Feed, việc nắm bắt xu hướng này sẽ giúp ngành chăn nuôi bứt phá mạnh mẽ và phát triển bền vững trong năm 2025 này.


Mở rộng thị trường xuất khẩu


Năm 2025 mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam khi nhu cầu thực phẩm trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là các thị trường tiềm năng Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Đông. Nhờ vào các hiệp định thương mại tự do (FTA), doanh nghiệp có thể hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, giảm rào cản thương mại và mở rộng cơ hội xuất khẩu. Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và chăn nuôi bền vững. Việc đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy định quốc tế sẽ giúp ngành chăn nuôi Việt Nam được tăng trưởng bền vững và khẳng định vị thế trên bản đồ xuất khẩu trên toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ chăn nuôi Moscow Feed

Hợp lực liên kết chuỗi, đưa chăn nuôi bước vào "Kỷ Nguyên Mới"


Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, khi thiết kế Luật Chăn nuôi và Chiến lược phát triển chăn nuôi, chúng ta đã định hướng tạo không gian thuận lợi hình thành và phát triển các chuỗi liên kết bền chặt trong chăn nuôi. Đứng đầu chuỗi là các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI). Những đầu tàu này sẽ phát huy thế mạnh của mình đầu tư vào những khâu mà chăn nuôi nhỏ lẻ không thể làm được như sản xuất thức ăn, giết mổ, chế biến, kiến tạo thị trường, thậm chí thiết kế thị trường. Từ đó, dẫn dắt các HTX, hộ chăn nuôi tham gia chuỗi định hướng sản xuất một cách hiệu quả, bền vững.

Trên thực tế, nhiều ý kiến lại cho rằng các doanh nghiệp FDI đang phát triển rất nhanh, chi phối ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều này vô hình chung đã thu hẹp không gian của các doanh nghiệp trong nước. Do đó, cần phải có giải pháp hạn chế để doanh nghiệp trong nước có thể chiếm thị phần nhiều hơn tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng nhận định này và nhìn thẳng vào thực tế. Khi Việt Nam mở cửa hội nhập, cơ hội và thách thức sẽ luôn xuất hiện song hành cùng nhau. Do đó, việc sản phẩm chăn nuôi trong nước phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác là điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, chúng ta mở cửa chào đón các doanh nghiệp FDI nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của họ để phát triển, nâng tầm sản xuất trong nước.

Nhiều đánh giá vẫn nhìn nhận dư địa ngành chăn nuôi trong nước còn nhiều, nhưng suy xét đến cùng sẽ thấy chúng ta đã đạt giới hạn về quy mô chăn nuôi (số đầu lợn đứng thứ 6 thế giới; thủy cầm thứ 2 thế giới; đàn trâu, bò đã hơn 10 triệu con…). Trong khi đó, diện tích cho chăn nuôi có hạn; biến đổi khí hậu ngày càng khó lường; áp lực bảo vệ môi trường lớn, nhất là việc ngành chăn nuôi phải tham gia tích cực vào chiến lược chung của quốc gia, thực hiện các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính (chăn nuôi chiếm 17-19% lượng phát thải trong nông nghiệp); các loại dịch bệnh nguy hiểm luôn rình rập.


Đồng thời, mặc dù trong nước số lượng đầu con vẫn tăng, nhưng lượng hao hụt do dịch bệnh, thiên tai khá lớn. Chăn nuôi là ngành chịu nhiều chi phí nhất như phòng chống dịch bệnh, nhân công, giá thức ăn tăng cao… làm giá thành chăn nuôi trong nước cao hơn so với thịt nhập khẩu, dẫn tới lượng thịt bên ngoài đi vào thị trường nội địa vẫn tăng. Theo thống kê, hiện tại trong nước mỗi năm sản lượng thịt tăng 2%, trong khi thịt nhập khẩu tăng 15-20%.

Đây là minh chứng cho thấy năng lực, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước chưa đủ mạnh để hạn chế sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. Đặc biệt, trong thời gian tới, hoạt động nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi chắc chắn sẽ ngày càng gia tăng do thuế nhập khẩu đang lùi dần về 0%.

Chỉ khi tính toán và phân tích được tất cả các yếu tố này thì mới thấy không gian chăn nuôi đang ngày càng hẹp đi. Nếu người làm chăn nuôi trong nước không nghiêm túc tự nâng cấp mình thì chắc chắn sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc đua.

Bên cạnh đó, phải hiểu cặn kẽ rằng, doanh nghiệp FDI đầu tư vốn, công nghệ, lao động tham gia sản xuất vẫn là người Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp Việt xuất phát điểm đã gặp nhiều hạn chế về các nguồn lực, trong bối cảnh đòi hỏi phát triển nhanh, mạnh, nếu nắm giữ thị phần lớn nhưng không tự làm mới được mình về mọi mặt, không đủ sức cạnh tranh thì Việt Nam rất dễ trở thành một nước nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Một nước nông nghiệp mà phải đi nhập khẩu thịt là chúng ta đã thua. Nông dân vừa không có việc làm, mất đi quyền lợi chính đáng của mình vừa không thể khai thác được các tài nguyên khác từ chăn nuôi như phụ phẩm làm phân bón, dịch vụ… để phục vụ tốt hơn cho các định hướng lớn về an sinh xã hội, phát triển sản xuất trồng trọt an toàn, hữu cơ.

Cho nên, trong guồng quay không ngừng của thị trường, nếu doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI liên kết chặt chẽ được với nhau thì tất cả sẽ cùng lớn mạnh, sản phẩm chăn nuôi Việt Nam mới đủ sức cạnh tranh với sản phẩm từ các nước.

Ngược lại, nếu vẫn duy trì cách thức “mạnh ai nấy làm” thì không những không thể phát triển mà càng làm cho mình tự “hụt hơi”. Chỉ cần dẫn một ví dụ đơn giản là giống lợn cụ kỵ có giá thành rất cao và mỗi cơ sở không cần thiết phải có số lượng lớn. Nếu không có liên kết, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đều đi nhập khẩu con giống này về sử dụng, thì vô hình chung chúng ta đang lãng phí chi phí không cần thiết.

“Trong bối cảnh mới, chắc chắn phải tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Doanh nghiệp đủ mạnh thì tổ chức liên kết kín, chưa đủ mạnh tiến hành liên kết hở. Trong một không gian mà đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi không biết bán sản phẩm cho ai; đơn vị sản xuất không biết nên bán sản phẩm cho thị trường nào là điều tối kỵ. Chỉ có hợp lực lại, ai có thế mạnh ở mảng nào phát huy tối đa ở mảng đó, bổ trợ để cùng nhau giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể đi xa trong chăn nuôi”, ông Nguyễn Xuân Dương đánh giá.

Tổng Kết


Dự đoán trong giai đoạn 2025 - 2030, ngành chăn nuôi sẽ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ với sự phát triển của các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, hữu cơ,... đồng thời ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hoá chi phí và bảo vệ môi trường. Dự đoán, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuỗi cung ứng toàn cầu. đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hoá nguồn cung và áp dụng công nghệ để kiếm soát chi phí. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng cũng thay đổi nhanh chóng khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới thực phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và các sản phẩm thức ăn thay thế thịt truyền thống. Quý khách hàng có thể tham khảo các sản phẩm sạch từ Moscow Feed trong danh sách dưới đây. Liên hệ ngay Moscow Feed để được tìm hiểu sâu hơn nhé!!


Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provide both a filter and a template to use.
Đăng nhập để viết bình luận